Trong bài phân tích này, chuyên gia của Real Bank sẽ liệt kê và đánh giá các quy hoạch và chính sách của TPHCM, Long An đang gây tác động như thế nào đến thị trường bất động sản khu vực giáp ranh 2 tỉnh/thành phố nay.
Phát triển đô thị vệ tinh là vấn đề đang được nhiều quốc gia thực hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay. Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, hạ tầng tại nhiều khu vực đô thị lõi rơi vào tình trạng quá tải, nên phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng chung mà các đô thị lớn của Việt Nam đang hướng tới.
-
Quy hoạch vùng TP HCM mở rộng
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ công bố bản điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi quy hoạch được công bố, các tỉnh thành lân cận với TP.HCM lập tức xuất hiện những dự án đại đô thị lớn, mở ra nhiều cơ hội mới về đầu tư.
Trong đó, Long An với vị trí phía Tây Nam thành phố đang sở hữu nhiều yếu tố đắc địa có tiềm năng tăng trưởng bứt phá trong thời gian đến.
- Mở ra cơ hội cho các dự án đại đô thị phát triển
Theo đánh giá về bản quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng này, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, đây sẽ là một lợi thế cho các tỉnh, thành phố lân cận TP.HCM đón sóng nhà đầu tư trong và ngoài nước tới phát triển mạnh các dự án bất động sản lớn, quy mô đại đô thị.
- Long An trở thành trục hành lang kinh tế trọng điểm nối liền TP HCM và các tỉnh ĐBSCL
Đây chính điều kiện cần để giúp BĐS tại đây bứt phá mạnh, nhất là BĐS shophouse, đất nền.
- Hạ tầng giao thông đi trước 1 bước Tỉnh đã triển khai nhiều dự án hạ tầng.
Tỉnh Long An cũng đã đón sóng hàng loạt dự án đại đô thị phát triển.
-
Thành phố vệ tinh
- Xu hướng thành phố vệ tinh
Phát triển đô thị vệ tinh là vấn đề đang được nhiều quốc gia thực hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay. Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, hạ tầng tại nhiều khu vực đô thị lõi rơi vào tình trạng quá tải, nên phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng chung mà các đô thị lớn của Việt Nam đang hướng tới. Việc phát triển đô thị vệ tinh sẽ giải quyết được những áp lực đô thị trung tâm như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, đặc biệt tạo ra sự đồng đều trong quá trình phát triển giữa các khu vực.
- Township – Mô hình khu đô thị hiện đại
Nhu cầu được sống xanh, sống sạch, sống đầy đủ trong bối cảnh đô thị Việt Nam ngày càng hòa mình vào dòng chảy đô thị hóa ngày càng trở nên cần thiết. Nhu cầu sống theo tiêu chuẩn mới cho thấy người Việt đang dần tiệm cận với phong cách sống tiện nghi của người dân tại những thị trường bất động sản phát triển trong khu vực châu Á và trên thế giới. Tìm hiểu thông tin về dự án The Sol City tại Long An
-
Khu đô thị của Vingroup, Becamex
Hàng loạt ông lớn đầu tư dự án tại Long An
- Tập đoàn Becamex (IDC-VSIP) đang triển khai lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp – đô thị – thương mại – dịch vụ với diện tích 3.045 ha tại huyện Bến Lức.
- Tập đoàn Vingroup cũng đang lập quy hoạch cho dự án khoảng 4.000 ha tại xã Bình Đức và xã Thạnh Hòa (Bến Lức) và 2 dự án khoảng 1.100 ha tại thị trấn Hậu Nghĩa và xã Tân Mỹ (Đức Hòa).
- Tập đoàn Eco Land (Ecopark Hưng Yên) dự kiến đầu tư xây dựng trên diện tích 6.000ha tại xã Thạnh Lợi và 1.000 ha tại xã Lương Hòa (Bến Lức).
Long An đang trở thành “miền đất hứa” cho giới đầu tư BĐS nhờ sở hữu nhiều yếu tố tăng trưởng như vị trí đắc địa, hạ tầng dần hoàn thiện, quy hoạch đồng bộ, đầu tư của các ông lớn
-
Chính sách thu hút FDI về Long An
Với chiến lược đầu tư hạ tầng kết nối các địa phương trong tỉnh và liên vùng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL.
Bên cạnh đó, tỉnh còn đang tập trung chuẩn bị các khu, cụm công nghiệp đón nhà đầu tư FDI vào hoạt động lâu dài.
- Điểm 1: Khai thác tiềm năng, lợi thế
Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính và đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, kết nối các trục giao thông chính với TPHCM, các KCN và cảng biển.
- Điểm 2: Vị trí chiến lược, quỹ đất dồi dào, hạ tầng giao thông đồng bộ, chính sách rõ ràng, chính quyền năng động
- Điểm 3: Chú trọng quy hoạch xây dựng KCN, CCN để thu hút đầu tư
- Điểm 4: Mở rộng giao thương
-
Chính sách thu hút đầu tư của Long An
- Sẵn sàng đón sóng: Nỗ lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, hệ thống lưới điện 3 pha phục vụ cho sản xuất; tạo cơ chế chính sách thông thoáng, rút ngắn thời gian về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
- Kiện toàn kết cấu hạ tầng: Tập trung mọi nguồn lực triển khai 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X là: Đường tỉnh lộ 830 (đoạn Đức Hòa – Tân Tập – Cần Giuộc), đường Vành đai thành phố Tân An và và đường tỉnh 827E (Trục hạ tầng giao thông – đô thị) kết nối Tiền Giang – Long An – Tp. Hồ Chí Minh
- Thủ tục hành chính thuận lợi: Cải cách chính sách, thủ tục hành chính từ tỉnh ủy đến vùng xã, giúp doanh nghiệp thuận lợi kinh doanh.