Nhà, đó cũng là nơi những thành viên trong gia đình không ngừng réo điện thoại mỗi khi ta về muộn và luôn chờ đợi cho đến khi ta về, chỉ để an tâm rằng ta vẫn bình yên. Nhà là nơi một người đàn ông đi công tác vài bận sẽ nhớ cồn cào cảnh mẹ cha già cỗi ngồi trước cửa ngóng con về, vợ con chờ đợi bên mâm cơm nóng sốt, chú cún nhỏ vẫy đuôi tíu tít đón chủ về. Nhà là nơi một người phụ nữ, sau những mệt mỏi mưu sinh trở về với những bề bộn cửa nhà, với bữa cơm mà ông chồng vô tâm chẳng biết nấu nướng và đứa con đang tuổi dậy thì, nói động một tí là cãi cùng nhau “đánh vật” để đỡ đần mẹ…
Trích: afamily.vn.
Ngôi nhà là một nơi rất ý nghĩa đối với bạn và gia đình. Bên cạnh đó, ngôi nhà cũng là tài sản quý giá của cả một đời người phấn đấu để có được. Real Bank hiểu và trân trọng điều đấy nên sau đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm mua nhà dành cho tất cả mọi người, bao gồm cả kinh nghiệm mua các căn hộ chung cư, kinh nghiệm mua đất thổ cư riêng lẻ hoặc dự án, kinh nghiệm mua nhà xây sẳn, mua nhà cũ,….
Bước 1: Xác định mục đích mua nhà để làm gì?
Khi mua nhà điều đầu tiên bạn phải nghĩ tới là mua nhà để làm gì? Có người mua nhà để ở, mua để kinh doanh, mua để vừa ở vừa kinh doanh hay mua để đợi tăng giá rồi bán kiếm lời. Tiếp theo là lựa chọn loại bất động sản nào để mua như căn hộ chung cư, shophouse, đất thổ cư, đất lẻ, đất dự án, nhà nát, nhà xây sẳn, nhà phố, biệt thự đơn lập hay song lập … Chi tiết hơn thì bạn lại tính đến mua nhà bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu phòng ngủ, wc, phong cách thiết kế, hướng nhà, hướng đất là hướng nào thì phụ hợp.
Bước 2: Xác định vị trí nhà dất mong muốn
Giá trị của bất động sản được quyết định bởi “vị trí, vị trí và vị trí”.
Không ai nghiên cứu mua bán bất động sản mà không biết câu này, nó được xem như thần trú trong ngành bất động sản. Dù là nhà mới hay nhà cũ, nhà đất hay căn hộ chung cư, vị trí luôn là yếu tố tối quan trọng. Cho nên, khi mua nhà, bạn cần cân nhắc xem ngôi nhà này có gần những tiện ích dịch vụ thiết yếu, nơi làm việc, gần trường học của con, gần bệnh viện, chợ, siêu thị… không, bởi cuộc sống của gia đình bạn phụ thuộc rất nhiều vào các tiện ích và dịch vụ trong bán kính 500m quanh ngôi nhà.
Bước 3: Cân nhắc tài chính trước khi mua
Sau khi xác định được khu vực vị trí nhà đất phù hợp, bạn cần xác định được ngân sách để đầu tư mua nhà đất và tính toán tài chính.
- Nếu bạn đã tích lũy đủ tiền mua nhà, mọi việc sẽ rất đơn giản. Bạn chỉ cần tính toán các loại chi phí sao cho phù hợp và trong khả năng tài chính của mình. Các loại chi phí thường phát sinh như chi phí cải tạo nhà, chi phí xây dựng mới nếu bạn chỉ mua đất, chi phí mua sắm trang trí nội thất,…
- Trường hợp bạn chưa tích lũy đủ tiền mua nhà, Bạn hãy lựa chọn những nhà đất làm sao cho số tiền bạn đang có nằm trong khoảng 20 đến 30% giá trị của nó. Hiện tại các ngân hàng đang hỗ trợ vay từ 70% đến 90% giá trị của nhà đất với lãi suất ưu đã năm đầu khoảng 5 đến 9%/năm và các năm sau theo lãi suất thả nổi. Thời hạn vay thì từ 5 đến 20 năm, có một số trường hợp cá biệt như Vinhomes Grand Park được hỗ trợ vay tới 30 năm. Ngoài ra, bạn vẫn phải dự trù các chi phí phát sinh tương tự như trường hợp đã tích lũy đủ tiền mua nhà.
Real Bank mách bạn, hãy vay thời hạn càng dài càng tốt để giảm áp lực tài chính. Bạn vay đến khi nào tích lũy đủ tiền thì thanh toán hết vẫn được, nếu có chi phí phát sinh khi thanh toán trước hạn thì chỉ giao động từ 0% đến 3% số tiền vay.
Bước 4: Tìm kiếm bất động sản
Khi bạn đã Xác định được vị trí và tài chính thì việc tìm kiếm nhà đất đã đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể tìm kiếm trên các nền tảng đăng tin bất động sản nổi tiền như batdongsan.com.vn, muabannhadat.vn, chotot.vn,… và các nhà môi giới sẽ tự động tìm tới bạn.
Nếu nhà đất của bạn muốn tìm kiếm ở khu vực Bình Phước, Bình Dương và lân cận, bạn đừng ngại liên hệ với chuyên gia của Real Bank, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm mua được các bất động sản ưng ý và phụ hợp nhất.
Bước 5: Kiểm tra pháp lý, quy hoạch
Xem quy hoạch: là một việc bắt buộc phải làm mỗi khi muốn mua bất kỳ nhà đất nào. Để xem quy hoạch, bạn mang theo GCNQSDĐ (Sổ đỏ) của người bán (bản photo) đến gặp Nhân viên địa chính của Khu vực. Do đặc thù mỗi khu vực khác nhau, bạn nên tới Ủy ban nhân dân gần nhất để được hướng dẫn chi tiết.
Kiểm tra nhà đất bạn muốn mua có đang được thế chấp, cầm cố ở ngân hàng hay không.
- Trường hợp không thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng thì nhà đất này có vẻ được rồi đấy… nhưng đừng quên đặt ra câu hỏi: “Có khi nào, nhà đất này nằm trong quy hoạch nên không vay ngân hàng được?”. Và việc tiếp theo bạn nên làm là yêu cầu chủ nhà cung cấp đầy đủ các tờ của của Sổ đỏ và mang tới cơ quan chức năng gần nhất để hỏi nhà đất này có nằm trong quy hoạch hay không. Nếu nằm trong quy hoạch thì bạn nên “Say Bye”.
- Trong trường hợp nhà đất hiện đang thế chấp hoặc cầm cố tại một ngân hàng nào đó thì bạn có thể an tâm 50% về vấn đề quy hoạch. Nhưng để an toàn nhất, bạn vẫn phải tới cơ quan chức năng để Xem quy hoạch của nhà đất này. Và tất nhiên là chủ nhà phải “chuộc” sổ đỏ ra thì mới có thể tiến hành giao dịch với bạn được.
Đối với nhà đất thuộc dự án đất nền hoặc dự án căn hộ chung cư:
Có 2 điều kiện bắt buộc đã được pháp luật bảo hộ người tiêu dùng khi giao dịch tài sản hình thành trong tương lai đó là:
Văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán nhà do Sở Xây dựng cấp và Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu thiếu 01 trong 02 loại giấy thông hành này, khách hàng cần thận trọng khi quyết định bỏ tiền mua nhà.
Văn bản xác nhận dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai do Sở Xây dựng công bố có ý nghĩa dự án đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ pháp lý, đồng thời hoàn thành xong phần móng. Đây là thời điểm hợp pháp (được quy định trong luật) chủ đầu tư dự án được phép huy động vốn từ khách hàng. Sự cộng thêm về tính an toàn cho người mua là thông thường tiến độ các dự án được Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện huy động vốn, tức là công trình chuẩn bị bước vào xây dựng phần thân.
Chứng thư bảo lãnh do ngân hàng cấp có ý nghĩa, nếu chủ đầu tư không tiến hành bàn giao nhà theo đúng thời hạn thì tổ chức tín dụng sẽ thay chủ đầu tư bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Nếu mua nhà vẫn đang là dự án chưa xây dựng hay xây dựng chưa xong, hình thành trong tương lai, kiểm tra nếu có chứng thư này khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề pháp lý của dự án đã được các tổ chức tín dụng sàng lọc thông qua quy trình và quy tắc chặt chẽ, bảo đảm.
Bước 6: Xem nhà và tìm hiểu lịch sử mua bán
Giống như con người có tiền sử bệnh, công trình xây dựng cũng như vậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý ngôi nhà mà mình sắp mua. Trên thực tế, những ngôi nhà cũ có thể đã được “cải hoán” lại để che đi những khiếm khuyết. Có 03 bệnh lý thường gặp ở nhà đã qua sử dụng là thấm dột, hệ thống điện nước và nứt nẻ. Vì vậy, bạn cần sự cẩn trọng trong việc quan sát và hiểu biết nhất định về kết cấu xây dựng. Nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy nhờ những người có chuyên môn kiểm tra giùm.
Kinh nghiệm mua đất thổ cư cho thấy, bạn cần quan tâm đến việc đất có đẹp, bằng phẳng, nở hậu, có đồi núi cản trở, có nằm trong khu vực nhiều khí thải hay có nhà máy gây chấn động hay không.
Khi mua một ngôi nhà cũ để ở, chắc chắn bạn phải quan tâm đến tính pháp lý của nó. Dù là mua bán thông qua các đơn vị chuyên nghiệp hay tự mua, bạn cần nắm rõ lịch sử ngôi nhà. Do vậy, trước khi quyết định xuống tiền, giấy tờ ngôi nhà đã được xử lý rõ ràng chưa, có đang trong diện quy hoạch nào hay sai phạm diện tích gì không… Đối với những người duy tâm, bạn còn phải xem xét đến nguyên nhân bán của chủ cũ có liên quan tới các yếu tố tâm linh hay không?
Bước 7: Tìm hiểu môi trường, dân cư xung quanh
Dân ta thường quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Cho nên, việc tìm hiểu dân cư, hàng xóm láng giềng xung quanh nơi bạn sẽ mua là một việc hết sức quan trọng. Dù là mua để ở lâu dài, hay chỉ là mua lại kinh doanh thì khu dân cư nơi đó cũng là một điểm sáng để bạn đề cập với người khác. Một nơi ở dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết sẽ mang lại sự an tâm trong cuộc sống hơn một khu vực tụ tập tệ nạn xã hội.
Bước 8: Thương lượng giá với người bán
Khi đã quyết định chọn mua nhà đất nào, bạn cần tiến hành thương lượng càng sớm càng tốt. Những nhà đất giá tốt thường được giao dịch nhanh chóng. Hãy tiến hành đặt vấn đề mua với chủ nhà một cách thiện chí, gần gũi. Tạo được cảm tình với chủ nhà, bạn sẽ dễ dàng mua lại nhà đất đó hơn dù nhiều người khác cũng đặt mua với mức giá thậm chí tốt hơn bạn đưa ra.
Khi đàm phán, bạn không nên chỉ quá tập trung vào giá yêu cầu cuối cùng của bạn. Thay vào đó, bạn cũng nên chú ý tới bức tranh tổng quan giá trị nhà đất và cân nhắc việc tăng khoản tiền đặt cọc, cắt giảm các khoản rủi ro, hoặc đề xuất ngày chốt giao dịch sớm hơn. Bạn và người bán nên lập văn bản tất cả những thỏa thuận và trao đổi giữa hai bên nhằm tránh tranh chấp sau này.
Bước 9: Đặt cọc, công chứng sang tên hoặc ký hợp đồng
Sau khi bạn và người bán đã thương lượng và thống nhất được mức giá giao dịch, bạn sẽ bước tới giai đoạn “chốt deal” là đặt cọc, làm giấy tờ công chứng chuyển nhượng, đăng bộ thường mất từ 15 đến 30 ngày. Trong giai đoạn này, hãy luôn giữ liên lạc với chủ nhà nhằm tránh những thay đổi phút chót.
Nếu bạn mua căn hộ chung cư hay bạn cần vay vốn ngân hàng, đây là lúc cần triển khai nhanh các thủ tục. Bạn phải làm việc thật kỹ với Nhân viên tín dụng, sau chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn được yêu cầu. Thời gian thẩm định hồ sơ sẽ được rút ngắn lại.
Hãy đảm bảo người làm chứng và chứng cứ cho việc giao nhận tiền của bạn nhằm tránh phát sinh rủi ro. Nếu có thể chuyển khoản, hãy chuyển khoản tiền mua nhà để có giấy chứng nhận từ ngân hàng. Nếu điều kiện không cho phép, nên giao dịch khi ra công chứng văn bản chuyển nhượng tại cơ quan pháp luật. Hoặc có người làm chứng riêng đại diện cho mỗi bên cùng tham gia chứng kiến và ký vào thủ tục chứng minh đã giao dịch.
Real Bank Experts