LÝ DO ĐẦU TƯ
TẠI "THÀNH PHỐ CẢNG" PHÚ MỸ - BRVT

Phú Mỹ cứ như cÔ bé lọ lem trước đêm dạ hội?

Thị xã Phú Mỹ thực ra là tên gọi rất mới từ cuối năm 2018, sau khi Quốc hội có quyết định đổi tên và nâng cấp đô thị huyện Tân Thành trở thành đô thị loại IV, với trung tâm là thị trấn Phú Mỹ trước kia. Với diện tích tự nhiên khoảng 333 km2, dân số trên 221 ngàn người (2019), hơn 70% trong số này sống tập trung ở khu vực thành thị là 5 phường: Phú Mỹ, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hoà, Tân Phước. Gần 30% dân số còn lại phân bổ ở 5 xã khác: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hoà, Tóc Tiên.
 
Phú Mỹ là cửa ngõ phía Tây Bắc của toàn tỉnh BRVT, tiếp giáp với huyện Long Thành, Đồng Nai. Phía Đông Nam giáp Thành phố Bà Rịa, là đô thị cấp II, trung tâm hành chính của cả tỉnh. Phía Nam giáp đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu. Phía Tây giáp với Cần Giờ, TP.HCM với ranh giới nằm trên sông Cái Mép, tàu bè từ Phú Mỹ có thể hướng ra biển hoặc theo hệ thống nhiều luồng lạch lớn nhỏ để đến TP.HCM hoặc Đồng Nai. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, cùng với sự tiếp giáp hành chính nêu trên, Phú Mỹ có nhiều thuận lợi để phát triển thành một trung tâm sản xuất công nghiệp và thực tế là như vậy. Có rất nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động lâu năm tại đây và quỹ đất vẫn còn cực lớn để tiếp tục phát triển.

Cùng gần với trung tâm kinh tế của cả nước là TPHCM, nếu so với những vùng sản xuất công nghiệp tập trung khác ở Bình Dương (Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên) hay Đồng Nai (Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa, Long Khánh), ưu thế địa lý lớn nhất của thị xã Phú Mỹ và BRVT chính là cửa biển và 2 con sông Thị Vải, Cái Mép.

Cái Mép – Thị Vải nằm ở vị trí chiến lược, trên tuyến giao thông quốc tế Hong Kong – Singapore, lại có độ sâu đủ để tiếp nhận những tàu siêu trọng tải lên đến 80.0000 DWT. Do cụm cảng Sài Gòn có một số hạn chế nhất định, năm 2005 chính phủ đã quy hoạch khu vực Thị Vải – Cái Mép là cảng cửa ngõ của toàn vùng HCM – ĐN – BRVT. Mốc son rất đáng nhớ của Cái Mép là một sự kiện diễn ra vào đầu năm 2017, siêu tàu vận tải dân dụng lớn nhất thế giới, Margrethe Maersk, trọng tải 194.000 tấn đã cập bến tại đây. Qua đó, Cái Mép trở thành cảng nước sâu thứ 19 trên thế giới đủ sức đón nhận những siêu tàu có trọng tải lên đến 200.000 tấn. Lợi thế tự nhiên và vị thế trong chính sách là ưu thế tuyệt đối của Phú Mỹ so với những khu vực cảng khác ở Đồng Nai và kể cả Sài Gòn. Một trong những điều kiện tự nhiên đưa Sài Gòn lên vị trí hàng đầu về kinh tế của cả nước hiện nay chính là vị trí giao thương quốc tế và cảng biển! Đến nay, binh khí này được trao cho BRVT tại Phú Mỹ, và có vẻ còn sắc bén hơn bội phần.

Xét đến hạ tầng giao thông, Quốc lộ 51 là trục xương sống chính yếu chạy dọc Bắc – Nam hiện nay của tỉnh BRVT. Ngoài ra, BRVT còn một con đường liên tỉnh lớn khác nữa, theo hướng Bắc – Nam, đó là quốc lộ 56 ở mạn phía Đông. Tuy nhiên, con đường này đi qua những địa phương chưa được phát triển của BRVT, kết nối với thành phố Long Khánh, Đồng Nai qua nút giao với Quốc lộ 1 huyết mạch của cả nước. Tạm thời chưa có nhiều điều để nói về QL56.

Quay lại Quốc lộ 51, một con đường rộng thênh thang, giao thông thuận lợi với hơn 4 làn xe mỗi chiều. Nhưng kể từ sau khi cao tốc LT-DD thông xe toàn tuyến vào năm 2015, đặc biệt là khoảng 3 năm gần đây, QL51 dường như trở thành quá chật hẹp. Phương tiện giao thông thường xuyên tắc nghẽn, ùn ứ tại các nút giao lớn ở lối ra cao tốc, khu công nghiệp Gò Dầu, nút giao với Mỹ Xuân – Ngãi Giao, nút giao đường 81 mà nay đã đổi tên thành Trường Chinh…

Thời gian là tiền bạc, giao thông thuận lợi tiết kiệm được nhiều chi phí và thúc đẩy kinh tế phát triển. Cao tốc LT – DD mở toang cánh cửa giao thương và góp phần cho sự phát triển thần tốc của Phú Mỹ, chính điều này cũng chỉ ra hạn chế quá lớn của độc đạo QL51. Ở vai trò quản lý, chính phủ và chính quyền các địa phương có lợi ích liên quan đã nhiều lần họp bàn với nhau, cùng đưa ra những giải pháp để cô lọ lem được đến dạ tiệc. Bên cạnh đó, những dự án hạ tầng ở tầm vĩ mô liên vùng khác cũng vô tình đang ủng hộ, tiếp sức cho Phú Mỹ và BRVT, cụ thể như sau:

  • Đường liên cảng song song ở phía tây QL51 đã hoàn thành phần lớn các hạng mục và đang khai thác; phần còn lại của tuyến đường này là cầu Phước An, kết nối hai tỉnh Đồng Nai – BRVT đã được duyệt kế hoạch và bố trí ngân sách.
  • Cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu đã đi đến những bước cuối cùng của thủ tục hành chính để chuẩn bị triển khai.
  • Liên quan đến sân bay Long Thành, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã đền bù giải tỏa một phần, cuối tháng 10/2020 đã bàn giao mặt bằng giai đoạn I để triển khai thi công.
  • Cao tốc rùa bò LT -DG đang có thông tin gấp rút mở rộng thành 8 làn xe so với chỉ 4 như hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông liên quan đến sân bay Long Thành.
  • QL51 dự kiến sẽ được mở rộng thêm nữa, đoạn Biên Hòa – Vũng Tàu.

Khi tất cả những dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác, xem như Hải – Lục – Không quân đều được tăng cường. Rồi đây, Phú Mỹ – BRVT sẽ sớm vươn lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng đất này.

Xem thêm

PHÚ MỸ - LỌ LEM THÌ PHẢI "CHĂM CHỈ LÀM KINH TẾ"

Khi Sài Gòn ngày một đắt đỏ hơn và đối diện với hàng loạt vấn đề của một đô thị lớn, giao thông liên vùng thuận tiện hơn nhờ sự phát triển mạnh của hạ tầng, dân trí được nâng cao và thông tin dễ dàng tiếp cận hơn nhờ Internet, thế hệ của chúng ta sẽ được chứng kiến sự chuyển mình nhanh mạnh hơn nhiều so với thập kỷ trước của các đô thị vệ tinh, tại các tỉnh quanh Sài Gòn như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An. Sài Gòn vẫn là đích đến số một, nhưng không còn là duy nhất của làn sóng di dân.

Chọn đúng vị trí và đúng giá thì bất kể mua ở tỉnh nào nêu trên, nhà đầu tư vốn nhỏ đều có thể hái trái ngọt. Real Bank chọn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với kỳ vọng rất riêng về xu hướng chuyển dịch, mở rộng cảng biển nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa dự kiến sẽ tăng đột biến trong thời kỳ mới, thời kỳ các ông lớn di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Thật ra, ngoài cảng biển, ngay lúc này, Phú Mỹ đã là một trung tâm sản xuất công nghiệp rất lớn rồi.

Sau đây là một số nhận định, phân tích về tiềm năng của thị trường Bất động sản thị xã Phú Mỹ, tỉnh BRVT, một đô thị công nghiệp vừa được Thủ Tướng đồng ý nâng hạng thành loại III vào đầu tháng 11/2020, được quy hoạch lớn hơn cả thành phố Bà Rịa (đô thị loại II) hiện nay. Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua và đánh giá sơ bộ thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế của trung tâm thị xã Phú Mỹ, sau đó mới bàn về thị trường bất động sản tại đây và những ý tưởng đầu tư.

Khái quát tình hình Kinh tế và Dân số BRVT

  • Dân số: 1,152 triệu người, trong đó 58,6% sống ở thành thị, 53% dân số ở độ tuổi lao động.
  • Thu nhập: Sau khi trừ nguồn thu từ dầu khí, GRDP bình quân đầu người vào khoảng 6.530 USD, gần bằng mức 6.799 USD của TPHCM.
  • Cơ cấu kinh tế: 52,52% là công nghiệp, dịch vụ chiếm 28,25%, còn lại là Nông – lâm – ngư.
  • Thị trường bán lẻ: Quy mô 45,7 nghìn tỷ, tăng trưởng 14,11% so với 2018.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 năm 2018 và 2019 lần lượt là 7,2% và 7,65%.

Thế mạnh của tỉnh là dịch vụ cảng biển và logistics có mức tăng trưởng khá, doanh thu dịch vụ khoảng 4.056 tỷ, tăng 4,8%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm 2019 khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 4,82%, đạt khoảng 52% tổng công suất thiết kế của hệ thống cảng đang hoạt động. Đến nay, tổng diện tích kho bãi logistics đang hoạt động là khoảng hơn 100 ha. Giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quy hoạch của ngành này chính là Cụm cảng, cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải nằm ở thị xã Phú Mỹ.

Về thị xã Phú Mỹ, bên cạnh cảng và kho bãi, đây cũng là nơi tập trung hệ thống khu công nghiệp nặng và năng lượng, nhiều nhất và lớn nhất của tỉnh, đặc biệt tại phường trung tâm Phú Mỹ. Với trên 52% GRDP tỉnh thuộc về công nghiệp, có thể thấy, Phú Mỹ giữ vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế địa phương. Không những thế, nếu biết rằng, gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, tức khoảng 3900MW được sản xuất tại hệ thống nhà máy điện Phú Mỹ 1 2 3 4 đặt ở đây (tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD), chúng ta sẽ thấy vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của Phú Mỹ trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế toàn tỉnh BRVT nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung.

Thêm nữa, những ông lớn nổi bật trong sản xuất công nghiệp tại Phú Mỹ có thể kể đến là nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy thép, luyện kim Pomina 2 và 3; nhà máy phân bón NPK, bên cạnh rất nhiều nhà máy xay lúa mì, bột mì; sản xuất hạt nhựa PVC, nhựa đường; chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Đối với đầu tư phát triển, tổng giá trị nguồn vốn toàn xã hội vào khoảng 46,234 nghìn tỷ đồng, tương đương 12.9% GRDP, trong đó vốn ngân sách khoảng 10,901 nghìn tỷ. Đáng chú ý, so với 6,689 nghìn tỷ của năm 2018, nguồn vốn nhà nước đã tăng rất mạnh, hơn 62.9 %. Rõ ràng, bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục và ổn định, đầu tư công tăng cao là một chỉ báo cho thấy đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về chính sách kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh.

Nơi nào tập trung sản xuất công nghiệp phục vụ xã hội, nơi đó có nhiều việc làm. Nơi nào có nhiều việc làm, nơi đó hứa hẹn dân số cơ học sẽ tăng cao. Nơi nào có dân cư tập trung nhiều, nơi đó xuất hiện nhu cầu nhà ở, đất sản xuất, kinh doanh. Tất cả dẫn đến một hệ quả, nhu cầu BĐS sẽ tăng cao theo thời gian. Và một sự thật bất ngờ, mặt bằng giá BĐS tại trung tâm thị xã Phú Mỹ hiện nay, theo trải nghiệm thị trường, khảo sát và đánh giá chủ quan của người viết, đang rất hấp dẫn so với những khu vực lân cận trong tỉnh cũng như so với tỉnh khác.

Người Sài Gòn ra Vũng Tàu tắm biển, hết cao tốc, đi thêm khoảng 30km quốc lộ 51 nữa thì thấy bỗng dưng mật độ giao thông đông hẳn lên, lát sau tầm 5 phút “xốn mắt” bởi chiều cao vượt trội của 2 tòa tháp chung cư Hodeco 18 tầng bên trái, rồi thấy 2 trung tâm thương mại lớn Coop Mart và KNG Mall chỉ cách nhau hơn 500m, phía phải là một khách sạn 4* cao nổi bật cùng với một dãy mấy ngân hàng gần nhau, chính nó, thị xã Phú Mỹ.

Cách Q.1 TPHCM khoảng 1 tiếng di chuyển qua cao tốc LT-DG, cách Vũng Tàu cũng chỉ chừng đó thời gian đi ô-tô, xét ra, so với Biên Hòa (Đồng Nai) hay Thuận An và Dĩ An (Bình Dương), Phú Mỹ khá bất lợi về cự ly trong giao thương với Sài Gòn. Hạ tầng kết nối liên vùng của Phú Mỹ cũng rất kém với con đường Quốc lộ 51 độc đạo để đi Sài Gòn, Đồng Nai. Phải chăng, đó là những lý do mà bao nhiêu năm nay, với những lợi thế địa lý gần như có một không hai trên cả nước, nhưng Phú Mỹ cứ như con bé lọ lem trước đêm dạ hội

Xem thêm

BÁO CHÍ NÓI VỀ CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM

HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THUỶ

Dài hơn 20 km, cảng Cái Mép – Thị Vải có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017 và là một trong 19 cảng trên thế giới có thể đón tàu đến 200.000 tấn. Cảng này năm 2012 chỉ vài chục nghìn container hàng xuất nhập khẩu thì cuối năm ngoái tăng gấp 10 lần. Hàng hóa các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam có sự dịch chuyển lớn từ cảng ở TP HCM về Cái Mép – Thị Vải.

“Ông trời cho cảng Cái Mép – Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu phải đóng tròn vai để thúc đẩy sự phát triển”, Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh nói và nhận định cả miền Đông Nam Bộ, trăm năm trước xoay quanh hai tâm là cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất. Nay chuẩn bị hai tâm mới là cảng Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành.

HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ

HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

TỔNG HỢP VIDEO CLIP
THÀNH PHỐ CẢNG PHÚ MỸ

Vũng Tàu
Chơi Video
Unnamed
Chơi Video
Unnamed (1)
Chơi Video

CÁC DỰ ÁN MUA BÁN ĐẤT NỀN TẠI
THÀNH PHỐ CẢNG PHÚ MỸ

Đang mở bán

Đang mở bán

Đang mở bán

Giá bán: 5,5⁺ tỷ

Đang mở bán

Đang mở bán

Giá bán: 1,5⁺ tỷ